Bí mật về tiền Đông Dương thuộc pháp giai đoạn 1921-1945
Tiền Đông Dương không hẳn chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là chứng nhân cho một thời kì lịch sử hào hùng. Những đồng tiền Đông Dương còn sót lại thấm đẫm tất cả dấu vết thời đại được giới sưu tầm tiền cổ cực kì thèm muốn và trân trọng.
Giá trị của những đồng tiền Đông Dương
Tiền Đông Dương (piastre) là đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Trong giới sưu tầm tiền xưa, họ thu mua tiền cổ, trao đổi – mua bán tiền cổ Đông Dương cùng với bộ sưu tập tiền giấy Việt Nam và chúng là bảo vật quý giá mà bất cứ nhà chơi tiền xưa sưu tầm nào cũng nên có trong tay.
Giai đoạn tiền Đông Dương thuộc Pháp – Indochine ‘French’1921 – 1939 được cho là nổi tiếng và quý hơn cả là “ bộ lư 1925-1939 ”. Đây cũng là thể loại tiền yêu thích của những nhà sưu tầm tiền Đông Dương chuyên đi săn lùng mua tiền xưa giá cao .
Sự quý giá của tiền Đông Dương nằm ở chỗ chúng được lưu hành vào giai đoạn lịch sử vô cùng đặc biệt của dân tộc. Cửa trước đón Pháp, cửa sau đón Nhật, nhân dân chịu cảnh “ một cổ hai tròng”. Bởi vậy mà tiền giấy thời Đông Dương có thêm “1 đồng – hai em bé” và “5 đồng – ông sư” của Phát xít Nhật đưa vào Đông Dương.
Giai đoạn tiền Đông Dương thuộc Pháp kết thúc bởi bộ tiền giấy Việt – Miên – Lào (1953 – 1954). Những dân chơi và sưu tầm tiền cổ nếu sưu tập tiền các quốc gia này sẽ mang sự đặc sắc dân tộc cho nhà sưu tầm tiền VN đặc biệt là việc mua bán tiền cổ Đông Dương.
Một số loại tiền Đông Dương được sưu tầm nhiều nhất
Đồng 1 Piastre Đông Dương 1921-1926
Đồng 1 Piastre được dịch ra là 1 đồng bạc, vào năm 1921 chính phủ bảo hộ Pháp đã chuyển qua sử dụng hệ thống bản vị bạc thay vì vàng .
Đồng bạc 5 Piastre 1921- Đông Dương
Đồng bạc con công 5 Piastre là một trong những đồng tiền Đông Dương được săn lùng hiện nay không chỉ bởi vẻ đẹp của đồng bạc này. Tương truyền để tranh giành sắc đẹp, hai công tử Bạc Liêu đã đốt đồng bạc con công 5 Piastre trong cuộc thi lấy lòng người đẹp:
Tờ tiền Đông Dương Công tử Bạc Liêu đốt để nấu trứng
Tờ 100 Piastre lưu hành từ năm 1939
Loại tiền Đông Dương này khá có giá trị trong giới sưu tầm tiền cổ Việt Nam vì giấy đẹp, to bản, in hình toàn quyền Đông Dương Pháp. Ở thời ấy, chỉ những người giàu mới có tờ bạc này, ai có 1 tờ sẽ được cho là phú hộ, có 10 tờ gọi là thiên hộ và có giấy khen của triều đình. Thế cho nên vào thời đó người dân bình thường nào mang tờ này theo sẽ bị cảnh sát lôi về sở tra hỏi. Đó cũng một phần giải thích cho độ hiếm của tờ bạc này:
Đồng bạc Đông Dương tờ $100 ghi Hán tự: Đông phương hối lý ngân hàng
Giấy bạc 20 Piastres 1928
Có hai phiên bản giấy bạc 20 Piastres được phát hành vào năm 1928 : quả táo vàng và quả táo bạc với thiết kế đẹp mắt, vì giá trị của tờ này vào thời điểm ấy khá lớn nên việc tìm được một tờ tiền mới nguyên, không nếp gấp là hầu như không có.
20 Piastres FRENCH INDOCHINA 1928
Tờ 5 Piastres 1932
Tờ 5 Piastres được phát hành năm 1932 và sử dụng đến năm 1949 được dân gian và giới sưu tầm hay gọi là tờ gò mối.
Tờ 1 Piastre gánh dừa 1936
Mặt trước có hình người phụ nữ đứng trước điện Thái Hoà Huế, mặt sau có hình người đàn ông gánh dừa. Chú ý chữ đỏ là phiên bản phát hành lại sau khi Pháp trao quyền độc lập một phần cho Đông Dương năm 1953.
Tờ 20 Piastre vòng nguyệt quế
Tờ Thuỷ Đình 1942-1945
Giấy bạc 20 piastres 1942
Tờ phật nằm kinh thành Huế rất hiếm 1942-1945 do hoạ sĩ Trần Tấn Lộc thiết kế tại nhà in Viễn Đông (IDÉO) Hà Nội.
Sưu tập tiền Đông Dương gắn liền với thời đại lịch sử Việt Nam cận đại khi mà một phần đất nước Việt trở thành Đông Dương. Những hình ảnh được in trên tiền giấy thời này vừa là một bức tranh sống động về xã hội giao thoa giữa Tây-Ta sẽ là một tư liệu quý, là nhân chứng của một thời đại đã qua của quê hương những người Việt.
ConversionConversion EmoticonEmoticon